Mục Lục Nội Dung
Như các bạn đã biết, NVIDIA thống trị lĩnh vực sản xuất phần cứng đồ họa máy tính (GPU) nhờ lịch sử phát triển lâu đời, cũng như là những sáng tạo đột phá trong kiến trúc phần cứng lẫn giải pháp phần mềm.
Đặc biệt là trong những năm trở lại đây với những công nghệ đỉnh cao như DLSS
hay Ray Tracing
,… Muốn hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này thì các bạn hãy Google tìm kiếm nhé. Mình sẽ không nói sâu về 2 khái niệm này ở đây vì nó sẽ gây loãng bài viết.
Đi kèm với đó là vô số các phân khúc sản phẩm cho người dùng chọn lựa, vậy nên thị trường người dùng của card đồ họa NVIDIA là rất đa dạng: từ mobile cho đến văn phòng, game thủ, server,… zi zỉ zì zi, cái gì cũng có.
Vâng, và bài viết này hôm nay mình sẽ giúp các bạn game thủ nói riêng, hay những người dùng có túi tiền kha khá trở lên nói chung, sẽ hiểu hơn về dòng card GTX và RTX của NVIDIA GeForce
=> Từ đó các bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định nên mua loại card nào là phù hợp với bạn nhất.
#1. GeForce GTX là gì?
Giga Texel Shader eXtreme (GTX) là một nhánh con của hãng Nvidia GeForce.
Nvidia GTX được ra mắt lần đầu vào năm 2008 với series 200 (codename Tesla): GTX 260 và GTX 280.
Mỗi series card đi kèm với kiến trúc cải tiến hơn: series 200 & 300 là Tesla, series 400 & 500 mang kiến trúc Fermi, tiếp đến là kiến trúc Turing năm 2019 với series 16: GTX 1650, 1660, 1660Super và 1660Ti.
#2. Vậy còn GeForce RTX?
RTX là viết tắt của cụm từ Ray Tracing Texel eXtreme, đây cũng là một nhánh con khác của Nvidia GeForce.
Dòng RTX hướng đến phân khúc gaming cao cấp, đặc biệt là hỗ trợ Realtime Ray-tracing.
Ray-tracing sẽ tái tạo hình ảnh theo kiểu kỹ thuật số. Ray-tracing là một thuật toán giúp cho bạn theo dõi ánh sáng được hấp thụ, phản chiếu, tán xạ và phân tán bởi từng đối tượng trong môi trường =>giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng chân thực hơn, đổ bóng tự nhiên hơn…
Dòng này thì sinh sau đẻ muộn hơn, RTX ra đời năm 2018 với kiến trúc Turing: RTX 2060/Super, 2070/Super, 2080, 2080Ti/Super hỗ trợ Microsoft DirectX12 DXR (DirectX Raytracing) và DLSS (Deep Learning Super Sampling).
#3. So sánh Nvidia GTX với Nvidia RTX
Nhắc lại một chút thì GeForce là một hãng GPU của Nvidia, GeForce có 2 phiên bản là GTX và RTX (đây có thể coi là hậu bối của GT vs GS trước đó).
GTX và RTX hay GeForce nói chung là sinh ra là để dành cho gaming thay vì chuyên xử lý đồ họa như dòng Quadro.
Đơn giản thì GTX và RTX coi như là 2 phân khúc: Trung cấp và Cao cấp của dòng GeForce.
RTX cao cấp hơn GTX nhờ việc hỗ trợ Ray-tracing (các bạn nên tìm hiểu kỹ hơn tại sao Ray-tracing sẽ giúp ánh sáng, cảnh vật, chủ thể trong game trở nên chân thật đến lạ thường) và DLSS AI upscale.
Thử so sánh GTX 1080 Ti (2016) và RTX 2080 (2019)
GTX 1080 Ti (2016) | RTX 2080 (2019) | |
---|---|---|
Kiến trúc GPU | Pascal | Turing |
Frame Buffer Memory | 11 GB GDDR5X | 8 GB GDDR6 |
Tốc độ memory | 11 Gbps | 14 Gbps |
Boost Clock | 1582 MHz | 1710 MHz |
Ray Tracing | Không | Có |
DLSS | Không | Có |
Giá ($) | 1000$ | 700$ |
=> Với kiến trúc mới nhất, chuẩn bộ nhớ GDDR6 thì RTX 2080 đánh bại GTX 1080Ti (nhất là trong khoản 4K gaming), đặc biệt là giá thấp hơn 1080Ti.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, trừ giới game thủ chuyên nghiệp ra thì đại đa số người dùng không quá quan trọng và cần đến công nghệ Realtime Ray Tracing (chưa kể là nếu bật Ray-tracing thì FPS sẽ tụt kha khá).
Và một điều nữa là, người dùng phổ thông ít khi chịu chi tiền sắm màn hình 4K để có thể phân biệt rõ trải nghiệm giữa 2 card này.
Khi nhồi nhét những công nghệ trên vào NVIDIA RTX 2080 thì đổi lại, một số game không hỗ trợ sẽ chơi tốt hơn trên GTX 1080 Ti.
#4. Tổng kết
Đồng tiền đi liền khúc ruột, và mình sẽ không ngần ngại chọn RTX 2080 với giá thành thấp hơn hẳn. Công nghệ Ray-tracing và DLSS tuy còn mới mẻ, nhưng mình nghĩ trong tương lai rất nhiều game và phần mềm sẽ tương thích, hỗ trợ tốt cho chúng.
Tất nhiên, sản phẩm đời sau sẽ được hỗ trợ driver, cùng với phần mềm đi kèm và tuổi thọ tốt hơn.
Các bạn hãy thường xuyên để ý cập nhật driver card đồ họa và cài đúng phần mềm bổ trợ để tận dụng tối đa hiệu năng của những chiếc card đồ họa này. Vâng, và GeForce Experience là rất cần thiết cho việc này, thưa các bạn!
Bonus giá bán tham khảo của GTX và RTX:
Chúc các bạn có những lựa chọn hợp lý cho riêng mình nhé 🙂
Có thể bạn sẽ thích:
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét