CPU là gì?
CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit còn gọi là bộ xử lý trung tâm máy tính. CPU còn được gọi với những tên như processor, central processor, hoặc microprocessor. CPU một bộ phận quan trọng nhất của máy tính và đóng vai trò như não bộ của máy tính. Tại đó mọi thông tin, cũng như thao tác và dữ liệu sẽ được tính toán và đưa ra lệnh để điều khiển tất cả các hoạt động của máy tính để bàn, laptop. CPU của máy tính sẽ xử lý tất cả các thông tin mà nó nhận được từ phần mềm và phần cứng đang hoạt động trên máy tính.
Có thể nói một cách đơn giản: Chức năng chính của CPU là nhận các thông tin đầu vào từ thiết bị ngoại vi (chuột máy tính, bàn phím, máy in,...) hoặc các chương trình máy tính rồi phân tích. Từ đó, xuất thông tin ra ngoài màn hình hoặc có thể thực hiện tất cả các tác vụ của thiết bị ngoại vi yêu cầu.
Các thành phần của CPU là gì?
CPU được cấu tạo bởi hàng triệu bóng dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Cpu được chia thành 2 khối chính là: khối tính toán (ALU) và khối điều khiển (CU)
- Khối tính toán (ALU - Arithmetic Logic Unit) : Thực hiện các phép tính toán học và logic. Những con số toán học, logic sẽ được tính toán kỹ càng để xử lý đúng kết quả.
- Khối điều khiển (CU - Control Unit): Chỉ đạo các hoạt động của bộ vi xử lý. Các yêu cầu thao tác của người dùng sẽ được chuyển sang ngôn ngữ máy để giúp quá trình điều khiển chính xác.
- Các thanh ghi (Registors): Tương tự như RAM, các thanh ghi này thường có dung lượng nhớ thấp nhưng tốc độ truy xuất cực cao. Thanh ghi được thiết kế nằm trong CPU để lưu trữ tạm thời những kết quả từ bộ xử lý ALU.
Do sử dụng vật liệu bán dẫn chế tạo CPU. Vì vậy, trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh lượng nhiệt lớn. Nếu không có cách tản nhiệt hợp lý sẽ gây nóng máy tính, có thể gây cháy nổ. Giải pháp khắc phục là sử dụng bôi keo tản nhiệt làm mát cho CPU không bị nóng quá. Ngoài ra, còn có hệ thống làm mát máy tính như tản nhiệt khí và tản nhiệt.
Cấu tạo bên trong của CPU
Thiết kế, hình dạng của bộ vi xử lý
Chip CPU có dạng hình vuông/ chữ nhật, có một góc chữ để đặt chip đúng vào CPU socket. Ở dưới cùng là vô số chân cắm nối với từng lỗ tương ứng trong ổ cắm. Ngày nay, hầu hết CPU có cấu tạo giống hình ảnh được hiển thị ở dưới đây.
Tuy nhiên, thương hiệu Intel và AMD cũng đã thử nghiệm với các bộ xử lý khe cắm lớn và trượt vào mỗi khe trên bo mạch chủ. Ngoài ra, trong những năm qua, đã phát triển hàng chục loại ổ cắm mới trên bo mạch chủ. Mỗi socket chỉ hỗ trợ loại CPU thích hợp với pin layout khác nhau.
Tốc độ của CPU
Tốc độ xử lý của máy tính nhanh hay chậm là dựa vào tốc độ của CPU. Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch. Tốc độ xử lý của CPU thường được đo bằng đơn vị tần số GHz hoặc MHz.
- Đối với các CPU cùng loại có tần số càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng.
- Nhưng với các CPU khác loại thì điều này chưa chắc vì còn phụ thuộc thêm bộ nhớ trong, Ram, bo mạch đồ họa.
Cụ thể khi so sánh CPU khác loại, CPU Intel Core 2 Duo 2.6 GHz sẽ xử lý nhanh hơn Intel Core Duo Intel Pentium D. Vì, CPU Core 2 Duo 2.6 GHz có thêm Bộ nhớ đệm L2 (cache L2) chứa thêm nhiều lệnh hơn nên rút ngắn thời gian xử lý và tăng tốc CPU.
FSB (Front Side Bus)
FSB (Front Side Bus) là tốc độ dữ liệu chạy ra vào CPU. Trong một hệ thống, tốc độ Bus của CPU bằng với tốc độ Bus của Chipset bắc. Nhưng tốc độ Bus của CPU là duy nhất, còn Chipset bắc hỗ trợ được từ hai hay ba tốc độ FSB. Như vậy, Chipset bắc hỗ trợ được càng nhiều tốc độ FSB sẽ giúp CPU xử lý dữ liệu nhanh hơn.
Cụ thể dòng chip Pen2 và Pen3 thì FSB có các tốc độ 66MHz, đến 133MHz, ở dòng chip Pen4 thì FSB có tốc độ là 400MHz, cho đến 1600MHz.
Bộ nhớ Cache
Cache là bộ nhớ đệm CPU hay còn gọi là vùng nhớ CPU. Cache là nơilưu các phần của chương trình, những tài liệu sắp sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm trên cache rồi mới tìm trên bộ nhớ chính. CPU có bộ nhớ đệm càng lớn sẽ chứa được nhiều lệnh giúp rút ngắn thời chờ và tăng tốc xử lý cho CPU.
- Cache L1 (thường từ 8KB - 32KB): Cache tích hợp tăng tốc độ CPU nhờ thông tin truyền đến và đi từ cache nhanh hơn là chạy qua bus hệ thống. CPU tìm thông tin cần thiết ở cache này trước.
- Cache L2 (256KB, 512KB, 1MB, 2MB, 4MB, 6M, 8M): Cache thứ cấp. Thông tin tiếp tục được tìm ở cache L2 nếu không tìm thấy ở cache L1.
- Cache L3: L3 cache là bộ nhớ cache được CPU sử dụng và tích hợp trên mainboard. Nó làm việc cùng bộ nhớ cache L1 , L2 để tăng hiệu năng. L3 cache cấp thông tin cho L2 cache sau đó chuyển cho L1.
Các loại CPU hiện nay
Vậy có phân loại CPU là gì? Trước đây, Computer Processors đã sử dụng các con số để xác định Processor (CPU) để định vị bộ vi xử lý nhanh hơn. Ví dụ CPU có số hiệu Intel 80486 (486) sẽ nhanh hơn CPU có số hiệu Intel 80386 (386) vì số 486 lớn hơn số 386. Sau khi có bộ vi xử lý (CPU) có số hiệu là Intel 80586 được đặt tên là Intel Pentium thì, tất cả các bộ xử lý máy tính đều bắt đầu sử dụng các tên như Pentium Celeron, Athlon, Duron.
Hiện nay, trên thị trường có hai “ông lớn” sản xuất CPU lớn nhất toàn cầu là ADM và Intel.
CPU Intel
Những loại CPU Intel gồm có: Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon.
Trong đó có những loại CPU Intel được ưa chuộng là: CPU Intel Core i9 9900k, CPU Intel Core i7 8700k, CPU Intel Core i5 9400F.
CPU ADM
Những loại CPU ADM gồm có; AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7 và AMD Ryzen threadripper.
Trong đó có những loại CPU ADM được ưa chuộng là: AMD Ryzen 7 2700X, AMD Ryzen 7 2700, AMD Ryzen 7 3700X.
CPU làm việc như thế nào?
Khá nhiều bạn thắc mắc, vậy cách hoạt động của CPU là gì? Về cơ bản, dù có cải tiến bao nhiêu thế hệ thì CPU vẫn giữ nguyên các chức năng cơ bản và có tiến trình hoạt động thông qua 3 bước.
Tìm Nạp
Quá trình tìm nạp liên quan đến việc nhận lệnh. Lệnh này được hiểu dưới dạng một chuỗi các số và chuyển tới CPU từ RAM. Mỗi lệnh là một phần nhỏ của thao tác và CPU cần phải biết được lệnh nào sẽ đến tiếp theo. Một bộ đếm chương trình có tên là Program Counter sẽ lưu giữ địa chỉ lệnh hiện tại. PC và các lệnh sẽ chuyển đặt vào Instruction Register - tức là thanh ghi lệnh. Độ dài của địa chỉ lệnh sau đó được tăng lên rồi tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.
Giải mã
Khi một lệnh đã được tìm nạp và lưu trữ trong thanh ghi lệnh, CPU lúc này sẽ truyền lệnh tới một bộ phận mạch - gọi là bộ giải mã lệnh. Bộ giải mã lệnh sẽ hoạt động và chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu đến các phần khác của CPU tiến tới công đoạn hành động.
Thực thi
Ở bước này, các lệnh đã giải mã hoàn toàn và gửi tín hiệu đến các bộ phận liên quan của CPU. Các kết quả hành động thường được ghi vào CPU register. Tại đây, chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Điều này tương tự như chức năng ghi bộ nhớ trên máy tính.
CPU chuyển dữ liệu nhanh như thế nào?
Như với các thiết bị sử dụng tín hiệu điện, dữ liệu truyền đi với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng 299.792,458 m/s. Tốc độ di chuyển của dữ liệu phụ thuộc môi trường (loại kim loại trong dây dẫn). Hầu hết các tín hiệu điện di chuyển với tốc độ bằng 75 -90% tốc độ ánh sáng.
Tóm lại, CPU đóng vai trò như não bộ của máy tính, tại đó mọi thông tin, cũng như thao tác và dữ liệu sẽ được tính toán và đưa ra lệnh để điều khiển tất cả các hoạt động của máy tính hay Laptop.Tư vấn các dòng máy tính xách tay, laptop sử dụng CPU
Thông qua việc tìm hiểu CPU là gì, bạn có thể thấy rõ tầm quan trọng của CPU. Nhìn chung, một chiếc máy có CPU xử lý nhanh hay không thì bạn sẽ cần nhìn vào thông số GHz và dung lượng bộ nhớ đệm.
Laptop Asus
- Laptop Asus Vivobook S14 i5-1135G7 S433EA-AM439T: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.4 GHz, bộ nhớ đệm 8MB, core i5, tốc độ CPU tối đa lên đến 4.2 GHz.
- Laptop Asus Vivobook 14 R5-4500U M413IA-EK338T: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.3 GHz, bộ nhớ đệm 8MB, core AMD Ryzen™ 5 4500U, có tốc độ CPU tối đa lên đến 4.0 GHz, 6 cores.
- Laptop Asus VivoBook 15 i5-1135G7 A515EA-BQ498T: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.4 GHz, core i5, tốc độ CPU tối đa lên đến 4.2 GHz.
- Laptop Asus Vivobook i5-8265U X509FA-EJ103T: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 1.6 GHz, core i5, tốc độ CPU tối đa lên đến 3.9 GHz.
Laptop Apple Macbook
- Apple Macbook Air i5 13.3 inch MVH52SA/A 2020: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 1.1GHz, Bộ nhớ đệm 6MB, core i5, công nghệ CPU: Intel Core i5 1.1GHz quad-core Gen 10th
- Apple Macbook Pro i5 13.3 inch MXK32SA/A 2020: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 1.4GHz, Bộ nhớ đệm 128MB, core i5, công nghệ CPU: Intel Core i5 1.1GHz quad-core Gen 8th
Laptop Dell
- Laptop Dell G7 15-7588 (N7588c): Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.20GHz, Intel Core i7, bộ nhớ đệm 9MB và tốc độ CPU tối đa lên đến 4.1 GHz.
- Laptop Dell Inspiron 5502 I5-1135G7 1XGR11: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.4GHz, Intel Core i5 và tốc độ CPU tối đa lên đến 4.2 GHz.
- Laptop Dell Vostro 5402 i5-1135G7 V4I5003W: Dòng sản phẩm này có tốc độ CPU là 2.4GHz, Intel Core i5, tốc độ CPU tối đa là 4.2 GHz.
Những câu hỏi thường gặp
1. Ad ơi, cho mình hỏi máy tính để bàn, laptop có thể hoạt động khi không có CPU không?
Chào bạn, tất cả máy tính để bàn, laptop đều cần CPU đóng vai trò não bộ để xử lý và điều khiển các lệnh thực hiện.
2. GPU có thể thay thế được CPU không ạ?
Chào bạn, GPU không thể thay thế được CPU. GPU vốn được thiết kế thiên về tính toán xử lý tác vụ hình ảnh, đồ họa và không đảm nhiệm được phần nhận dữ liệu, điều khiển thông tin như CPU. Với các CPU công nghệ mới sau này đã được cải thiện và tích hợp thêm chức năng xử lý đồ họa như GPU. Vì vậy, một chiếc CPU là đã khá đủ cho bạn sử dụng. Với dòng máy được tích hợp các CPU và GPU thì hiển nhiên đồ họa sẽ đẹp hơn hẳn và có giá khá cao.
3. Laptop có thể nâng cấp CPU được không ạ?
Chào bạn. Đa số chip CPU được gắn cố định trên máy laptop nên bạn không đổi được. Với PC, máy tính bàn thì bạn có thể mua chip mới lắp vào case ạ.
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét