Vào ngày 05-06-1911, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên con tàu định mệnh tại bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước.
Lúc đó, Bác mới chỉ có 21 tuổi, độ tuổi mà nhiều thanh niên ngày nay vẫn còn đang ngửa tay xin tiền bố mẹ để phục vụ cho cuộc sống của bản thân. Vậy mà lúc đó Bác đã nghĩ đến chuyện ra đi tìm đường cứu nước mặc dù trong tay không có gì cả.
Suốt 30 năm bôn ba nước ngoài để học tập và hoạt động cách mạng, khoảng thời gian đó không chỉ cho Bác kiến thức, con đường giải phóng dân tộc, mà cũng chính nhờ 30 năm đó mà Bác đã có cái nhìn toàn cảnh về thế giới.
Thế nên, nếu có sự kiện gì lớn diễn ra trên thế giới, Bác đều nắm được hết và đã dự đoán được trước cả chục năm.
Tiêu biểu như sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, lúc đó cả nước đang rất vui mừng và hân hoan khi đã đánh đuổi được giặc Pháp. Chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu đó có ý nghĩa rất to lớn đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.
Nhưng trong giây phút đó, chỉ có Bác là người có thái độ hoàn toàn ngược lại. Lúc đó, Bác đã nói với các tướng lĩnh và chỉ huy của mình rằng, chớ có mừng vội vì chính Mỹ là người chu cấp cho Pháp đánh Đông Dương.
Thế nên, khi Pháp bại trận thì kiểu gì Mỹ cũng sẽ nhảy vào. Bác bảo mọi người phải hết sức đề phòng, cẩn thận, và phải có một kế hoạch đánh Mỹ rõ ràng. Và rồi, chuyện gì diễn ra tiếp theo thì có lẽ ai cũng đã rõ.
Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam thì Mỹ chính thức nhảy vào với chính quyền tay sai, với mục đích chia cắt 2 miền Bắc Nam của Việt Nam.
data-full-width-responsive="true"
Lúc đó, Bác cũng đã nói rõ rằng chiến đấu với Mỹ vất vả hơn đánh Pháp rất nhiều. Bởi Mỹ rất mạnh về hỏa lực, đặc biệt là không quân và pháo đài bay B52.
Nói về B52, ngay từ năm 1962 – tức là 10 năm trước khi Mỹ lần đầu tiên mang B52 ra đánh Hà Nội và tuyên bố biến Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.
Bác đã đặt câu hỏi cho đồng chí Phùng Thế Tài – Tư lệnh quân chủng Phòng Không rằng: “Chú đã biết gì về máy bay B52 chưa?”. Và câu hỏi này đã khiến cho đồng chí Tài bối rối.
Không dừng lại ở đó, vào một buổi tối mùa xuân năm 1968, bác lại hỏi đồng chí Phùng Thế Tài về B52 một lần nữa và nhận định rằng:
“Kiểu gì Mỹ cũng sẽ mang B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua thì nó mới chịu thua. Chú nên nhớ, trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng.
Còn ở Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ thua nhưng nó chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội. Vì vậy nhiệm vụ của chú hết sức nặng nề.”
Và cũng chính nhờ những tiên đoán chính xác đó mà ta đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ. Để rồi cuối năm 1972, Mỹ đã nhận lấy thất bại ê chề trên bầu trời Hà Nội.
Sự thất bại đó đã khiến hàng loạt bài báo, cuốn sách được xuất bản chỉ để giải thích cho một câu hỏi:
Nguyên nhân và sức mạnh nào mà một đất nước với tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự thua xa Mỹ mà chỉ với pháo phòng không MIG21 và tên lửa SAM-2 lại có thể bắn hạ hàng loạt máy bay B52 – Niềm tự hào của nước Mỹ.
Không những thế, tầm nhìn vĩ đại của Bác lại được thể hiện trong ngày kỷ niệm 15 năm Quốc Khánh 02-09-1960. Trong diễn văn chào mừng, Bác đã nói:
“Toàn dân đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà.”
Đặc biệt hơn, Bác đã khoanh tròn vào đoạn “chậm lắm là 15 năm”, Bác không đọc lên nhưng Bác cũng không hề gạch đi. Nhiều người cho rằng, Bác làm như thế là vì muốn toàn Đảng, toàn dân đoàn kết đấu tranh chứ không phải chờ đến ngày thắng lợi.
Và đúng như những gì Bác đã nói, mùa xuân năm 1975, với chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tổ quốc ta đã hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam đã sum họp một nhà.
Qua đó thì ta cũng có thể thấy được rằng, cũng chính nhờ bộ óc thiên tài, tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, con đường cách mạng Việt Nam từng bước đi lên, phát triển không ngừng.
Đọc thêm bài viết:
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
0 Comments:
Đăng nhận xét