Mục Lục Nội Dung
Ngày nay, xu hướng thiết kế của các dòng Laptop ngày càng mỏng nhẹ hơn, bên cạnh những mẫu thiết kế vẫn có phần hầm hố và phức tạp.
Vâng, và để đạt được tính thẩm mỹ cao, cũng như công năng sử dụng tốt thì đòi hỏi những chất liệu làm ra khung máy cũng phải thật đặc biệt. Nó phải đáp ứng các tiêu chí như: nhẹ, cứng cáp, tính thẩm mỹ cao, giá thành vừa phải.
Vậy bạn có cảm thấy lạ lẫm với những vật liệu như: Nhôm, Ma-giê, hay là sợi carbon hay không?
Mình tin chắc là không, bởi vì trên báo đài đã quảng cáo ra rả suốt rồi. Và ở trong bài viết này, mình chỉ liệt kê kính Gorilla Glass vào danh mục phụ thôi nhé các bạn, bởi số lượng khung Laptop làm từ Gorilla Glass là quá ít.
Mà nếu có thì chỉ là một phần bề mặt, coi như là để trang trí mà thôi, thêm nữa là kính cường lực này thường chỉ được biết đến nhiều trên màn hình điện thoại/ Laptop để nâng cấp độ bền.
#1. Hợp kim Nhôm (Aluminum Alloy)
Chất liệu này được Apple “đo ni đóng giày” cho các dòng Laptop MacBook hạng sang (kể từ dòng PowerBooks 2003), cho nên chất liệu này thường được các hãng sản xuất Laptop ưa chuộng.
Lý do thì rất đơn giản thôi: Ngoài việc được gắn cho cái mác “sang chảnh” ra thì chất liệu này vừa rẻ, vừa nhẹ, vừa dễ lên màu,… đây là sự thay thế hoàn hảo cho chất liệu Titan đắt đỏ.
Với công nghệ chế tác kim loại hiện đại, cho phép các nhà sản xuất làm ra các khung Laptop nguyên khối, giảm thiểu các thành phần lắp ghép + mối nối.
data-full-width-responsive="true"
Một số nhược điểm với chất liệu này là: Khung máy bị lõm nếu có lực tác động lớn và nhôm dẫn nhiệt tốt dẫn đến toàn bộ máy có thể nóng đều. Tuy nhiên, đây đều là những nhược điểm mà các hãng có thể dễ dàng khắc phục được.
#2. Hợp kim Ma-Giê (Magnesium Alloy)
Mình cũng chỉ mới biết đến khung Laptop làm bằng hợp kim này thông qua các máy chuẩn quân đội của Dell như DELL E6530 mình đang dùng.
Hợp kim Ma-giê đang trở thành chất liệu thay thế nhôm bởi trọng lượng nhẹ hơn 30% (có thể nói là vật liệu nhẹ nhất có thể dùng chế tạo cho khung Laptop).
Chất liệu này cho phép khung máy mỏng nhẹ hơn hợp kim nhôm, nhưng vẫn đảm bảo độ bền, độ cứng cáp của sản phẩm.
Một ưu điểm khác là vỏ hợp kim Ma-Giê không bị hiện tượng nóng lên toàn bộ như nhôm, nên người dùng có thể thao tác các tác vụ nặng trên Laptop, đặt lên đùi hoặc thoải mái ngồi gõ phím.
Mặc dù giá thành có cao hơn hợp kim nhôm nhưng nó mang lại khả năng thiết kế cấu trúc linh hoạt, cho phép Laptop, Tablet hoặc thậm chí là smartphone có khung ma-giê phức tạp hơn bình thường (ví dụ như: Surface Pro, HP ENVY hay Lenovo ThinkPad,…)
#3. Khung Laptop làm từ sợi Carbon thì sao?
Vâng, chất liệu này nghe thôi đã rất sướng tai rồi, thưa các bạn. 🙂 Từ các bộ phận máy bay, tàu vũ trụ, xe đua F1, hay các thanh kiếm trong phim hành động G.I.Joe đều tận dụng chất liệu đến từ tương lai này.
Nói nôm na thì sợi carbon được tổng hợp từ việc dệt sợi carbon và chất Polyme (woven carbon strands and more rudimentary polymer bases), một dạng của nhựa Plastic công nghệ cao, được gia cường bởi carbon tổng hợp – Synthetic Carbon.
Một điểm hấp dẫn của chất liệu này đó là nhẹ như nhựa nhưng lại cứng hơn thép, thật đáng kinh ngạc phải không ạ !
Thật khó có thể tin là ban đầu sợi carbon mềm mại như vải, nhưng sau quá trình đúc khuôn thì nó lại cứng hơn thép. Điều này giúp cho quá trình định hình, chế tác khung đơn giản hơn so với các kim loại thông thường.
Tính tới thời điểm mình viết bài thì chỉ có Sony Vaio Z là có khả năng 100% khung máy làm bằng sợi carbon nhờ công nghệ in 3D.
Còn các hãng khác thì chỉ mới làm được một phần khung máy bằng sợi carbon mà thôi (phần kê tay, touchpad, mặt lưng,…), chứ chưa thực sự Full máy.
#4. Kính cường lực (Tempered Glass)
Chất liệu này thường được dùng để tăng cường độ bền cho màn hình thì đúng hơn, bởi việc khó chế tạo cấu trúc phức tạp nên nó chỉ được dùng để làm các mặt ngoài của máy (kê tay, mặt trước).
Nói không ngoa thì đây chỉ được coi là một lớp phấn cho Laptop, bởi chất liệu này cực kỳ sang thưa các bạn !
Nói đến kính cường lực thì phải nhắc đến Gorilla Corning Glass, bởi hãng đã đi tiên phong trong việc phát triển chất liệu này, cũng như không ngừng cải tiến nó ngày càng bền hơn, tương tự sha-phia.
Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng, kính cường lực thì cũng chỉ là kính, nó cứng nhưng không dẻo, do đó nó dễ bị rạn nứt nếu bị tác động mạnh (tương tự như gang vậy, nó cứng nhưng lại giòn).
#5. Lời kết
Dựa trên những đặc tính mà một Laptop hiện đại cần, đó là: Mỏng, nhẹ, bền, rẻ, dễ thao tác thì mình bình chọn hợp kim Ma-giê một phiếu, bởi vì nó có giá của hợp kim nhôm nhưng độ bền có thể so được với sợi carbon khi làm khung Laptop.
Năm 2021 rồi mà có rất ít Laptop có khung được làm hoàn toàn từ sợi carbon, cho nên mình không giám mơ tưởng đến chất liệu này 😀
Nếu được chọn, mình muốn một Laptop có mặt dưới là Ma-giê, mặt trước là sợi carbon, còn phần kê tay/touch pad làm bằng kính cường lực, còn ý các bạn thế nào?
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
0 Comments:
Đăng nhận xét